MỤC LỤC BÀI VIẾT
- GIỚI THIỆU VỀ BẠCH ĐÀN CHANH VÀ TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH.
- ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- HỢP CHẤT TRỊ LIỆU CHÍNH TRONG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- NHỮNG TINH DẦU LÝ TƯỞNG ĐỂ PHA TRỘN CÙNG
- 5 CÁCH DÙNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH HIỆU QUẢ NHẤT
- BÍ QUYẾT CHỌN MUA TINH DẦU CHẤT LƯỢNG CAO
- NHỮNG NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU
GIỚI THIỆU VỀ BẠCH ĐÀN CHANH VÀ TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH.
Tinh dầu bạch đàn chanh được chiết xuất từ lá bạch đàn chanh. Bạch đàn chanh-Lemon Eucalyptus có tên khoa học là Eucalyptus citriodora, là cây gỗ lớn, thường xanh thuộc họ Myrtaceae. Bạch đàn chanh là loại đặc hữu của vùng Đông Bắc của nước Úc. Citriodora trong tên khoa học của loài này có nghĩa là “ có mùi chanh” trong tiếng Latinh. Bạch đàn chanh là một loại cây rừng quan trọng, có nhu cầu cao để làm gỗ kết cấu và sản xuất mật ong. Nó cũng được trồng phổ biến ở Úc và nước ngoài. Ở Việt nam, bạch đàn chanh cũng được du nhập và trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc.
Tinh dầu bạch đàn chanh chủ yếu chứa citronellal-một thành phần chứa nhiều trong tinh dầu sả, tinh dầu vỏ chanh. Hàm lượng citronellal trong tinh dầu bạch đàn chanh tinh chế biến đổ khi lá bạch đàn già đi. Tinh dầu bạch đàn chanh được chiết xuất và tinh chế từ lá cây có thể chứa tới 98% hàm lượng citronellal. Mùi của tinh dầu có thể khác nhau, nhưng chủ yếu là mùi giống tinh dầu sả java, với một chút hương chanh. Tinh bạch đàn chanh chưa tinh chế được sử dụng trong nước hoa, nến thơm handmade, xà phòng handmade cao cấp và dầu gội hữu cơ. Tinh dầu bạch đàn chanh tinh chế được sử dụng trong các sản phẩm đuổi côn trùng, đặc biệt là chống muỗi.
ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- Tên thực vật: Eucalyptus citriodora
- Họ thực vật: Myrtaceae
- Màu sắc tinh dầu: vàng nhạt
- Loại mùi hương: hương đầu/ giữa
- Sức mạnh của mùi hương: trung bình
- Phần thực vật sử dụng để chiết xuất tinh dầu: lá
- Phương pháp chiết xuất tinh dầu bạch đàn chanh: chưng cất hơi nước
- Mô tả hương thơm: có mùi ngọt, tươi pha lẫn hương cam, chanh
CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- Trị mụn
- Long đờm
- Trị nấm da
- Trị hen suyễn
- Điều trị viêm xoang
- Trị cảm cúm, ho, sốt
- Trị viêm đường hô hấp
- Điều trị bệnh thủy đậu
- Điều trị bệnh thấp khớp
- Khử mùi thức ăn, thuốc lá
- Xua đuổi muỗi và côn trùng
- Thúc đẩy lưu thông khí huyết
- Trị nhiễm trùng da do vi khuẩn
- Làm dịu vết côn trùng cắn, muỗi đốt
- Kháng khuẩn,chống nấm, diệt vi-rút, sát trùng
- Trị nấm ngứa âm đạo, viêm đường tiết niệu do nấm Candida
HỢP CHẤT TRỊ LIỆU CHÍNH TRONG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- Citronellal
- Citronellol
- Isopulegol
LƯU Ý AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- Tinh dầu bạch đàn chanh an toàn để sử dụng cho mọi đối tượng
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH
- Chườm nóng với tinh dầu bạch đàn chanh để giảm sưng và khắc phục tình trạng đau cứng cơ
- Chườm lạnh với tinh dầu bạch đàn chanh để giảm đau và sưng tấy do va đập.
- Khuếch tán tinh dầu bạch đàn chanh để có được các lợi ích trị liệu bằng hương thơm
- Sử dụng tinh dầu bạch đàn chanh trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen để hấp thụ và trị liệu bằng hương thơm
- Sử dụng tinh dầu bạch đàn chanh để làm nến thơm, xà phòng, dầu gội thiên nhiên, mặt nạ dưỡng da.
- Pha loãng tinh dầu bạch đàn chanh với dầu dừa phân đoạn, hoặc dầu hạnh nhân để làm dầu massage điều trị đau và cứng khớp.
- Xịt tinh dầu bạch đàn chanh để đuổi muỗi và chống côn trùng
- Xông tinh dầu bạch đàn chanh để điều trị viêm xoang, cảm cúm
NHỮNG TINH DẦU LÝ TƯỞNG ĐỂ PHA TRỘN CÙNG
- Tinh dầu cam
- Tinh dầu gừng
- Tinh dầu thông
- Tinh dầu bạc hà
- tinh dầu tràm trà
- Tinh dầu tiêu đen
- Tinh dầu xô thơm
- Tinh dầu phong lữ
- Tinh dầu húng quế
- Tinh dầu oải hương
- Tinh dầu hương thảo
- Tinh dầu ngọc lan tây
- Tinh dầu nhũ hương
- tinh dầu cỏ xạ hương
- tinh dầu cỏ hương bài
- Tinh dầu đinh hương
- Tinh dầu khuynh diệp
- Tinh dầu kinh giới cay
- Tinh dầu gỗ tuyết tùng
5 CÁCH DÙNG TINH DẦU BẠCH ĐÀN CHANH HIỆU QUẢ NHẤT
Cách #1: Xua đuổi muỗi và côn trùng.
Tinh dầu bạch đàn chanh chứa hàm lượng cao citronella, là một chất rất kỵ với muỗi, vì vậy, nó là tinh dầu trị muỗi được sử dụng phổ biến nhất. Cho 5 giọt tinh dầu bạch đàn chanh và 150ml nước cất vào máy khuếch tán . Bật máy để khuếch tán tinh dầu bạch đàn chanh khắp không gian trong nhà sẽ có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng, kể cả các loài bướm đêm.
Cách #2: Trị mụn
Tinh dầu bạch đàn chanh có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời, khi bôi lên da nó có tác dụng làm se, điều hòa hoạt động của tuyến bã nhờn, ngăn ngừa tình trạng dầu bã nhờn dư thừa. Vì vậy, tinh dầu bạch đàn chanh được sử dụng để trị mụn và nấm ngứa ngoài da. Lấy một bát thủy tinh nhỏ, cho 1 thìa mật ong hữu cơ, 1 thìa sữa chua không đường, 1 thìa đất sét trắng cùng với 5 giọt tinh dầu bạch đàn chanh, 5 giọt tinh dầu tràm trà rồi trộn đều các thành phần vào nhau. Bôi hỗn hợp vừa làm lên vùng da thường xuyên bị mụn trứng cá rồi để trong tối thiểu 2 giờ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện hàng ngày trong tối thiểu 3 tháng để có được làn da sạch mụn, căng mịn và trắng sáng tự nhiên.
Cách #3: Xông tinh dầu bạch đàn chanh để trị viêm xoang
Viêm xoang gây đau nhức và tắc nghẽn rất khó chịu. Tinh dầu bạch đàn chanh có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, giúp làm giảm tình trạng viêm. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm đau, làm thông xoang. Lấy một bát nước nóng, nhỏ 3 giọt tinh dầu bạch đàn chanh rồi xông lên vùng xoang, mũi trong khoảng 5 phút. Sử dụng một chiếc khăn sạch phủ kín phía trên đầu để giữ nhiệt. Xoa thêm 3 giọt tinh dầu bạch đàn chanh lên hai bên thái dương, phía sau mang tai để tăng thêm hiệu quả trị liệu.
Cách #4: Trị viêm khớp dạng thấp, thúc đẩy lưu thông khí huyết.
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Tinh dầu bạch đàn chanh có đặc tính diệt khuẩn, kháng nấm, giảm viêm và giảm đau do viêm gây ra. Lấy 1 thìa muối Epson, 1 thìa muối hồng Himalaya, 1 thìa dầu dừa phân đoạn rồi cho vào 1 bát thủy tinh. Tiếp tục nhỏ 5 giọt tinh dầu bạch đàn chanh, 5 giọt tinh dầu một dược vào bát rồi trộn kỹ để được hỗn hợp muối tắm trị thấp khớp. Xả nước ấm đầy bồn tắm, đổ hỗn hợp muối vào bồn rồi dùng tay khuấy cho muối tan đều trong nước. Ngâm mình trong bồn nước khoảng 20 phút, vừa ngâm vừa dùng tay massage khắp cơ thể. Thường xuyên tắm muối tắm với tinh dầu bạch đàn chanh sẽ làm thuyên giảm bệnh viêm khớp dạng thấp, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Cách #5: Trị nấm gây viêm ngứa âm đạo.
Viêm ngứa âm đạo do nhiễm trùng nấm men là bệnh nhiễm trùng do nấm Candida gây ra. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường vùng kín cân bằng pH thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi mất cân bằng pH ở vùng kín sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển, gây nên tình trạng viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ. Nấm âm đạo gây ngứa ngáy khó chịu, nó còn gây đau rát khi quan hệ, làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống phòng the. Tinh dầu bạch đàn chanh có khả năng trị nấm hiệu quả mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Cho 5 giọt tinh dầu bạch đàn chanh, 1 thìa mật ong hữu cơ, 1 thìa sữa chua không đường và 1 thìa dầu dừa vào bát nhỏ rồi trộn đều để được hỗn hợp trị nấm. Lấy tampon thấm đều hỗn hợp này rồi đặt vào sâu bên trong âm hộ. Thay tampon sau mỗi 4-6 giờ. Trường hợp nấm lan ra cả phía ngoài, bạn có thể phủ hỗn hợp trị nấm lên bề mặt băng vệ sinh loại dùng hàng ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 14 ngày để bệnh được điều trị hoàn toàn.
BÍ QUYẾT CHỌN MUA TINH DẦU CHẤT LƯỢNG CAO
Không phải tất cả các loại tinh dầu đang bán trên thị trường đều có đầy đủ dược tính trị liệu tốt nhất. Thậm chí nhiều nhà cung cấp thiếu đạo đức còn pha trộn thêm những thành phần hóa chất tổng hợp vào tinh dầu. Khiến việc sử dụng tinh dầu không chỉ kém hiệu quả, mà tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Để giúp bạn bước đầu biết cách lựa chọn tinh dầu, Padmacare đưa ra các mẹo nhận biết tinh dầu có chất lượng cao như sau:
- Chỉ nên mua tinh dầu dán nhãn kiểm định GC/MS từ những nhà cung cấp có uy tín. Kiểm định bằng sắc ký và khối phổ (GC/MS) giúp phân tích các thành phần trong tinh dầu. Sắc ký khí (GC) lột tả rõ và đầy đủ các thành phần có trong một loại tinh dầu. Nhờ đó, nó dễ dàng phát hiện ra chất phụ gia, dung môi hóa học hoặc dầu khoáng. Trong khi đó. máy đo khối phổ (MS) có thể đo sự hiện diện và số lượng của các thành phần hóa học mang lại lợi ích điều trị cho tinh dầu.
- Biết tên Latinh của loài thực vật mà từ đó tinh dầu được chiết xuất ra. Một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để chắc chắn rằng bạn đang mua đúng loại tinh dầu là đọc nhãn. Nhiều loài cây có tên tương tự nhau nhưng đến từ những họ thực vật khác nhau, sẽ tạo ra tinh dầu có tính chất khác nhau. Nếu mua một loại tinh dầu không rõ thương hiệu, hãy mua theo tên Latinh, và luôn kiểm tra tên thực vật.
- Kiểm tra giá niêm yết của tinh dầu. Bạn hãy luôn cảnh giác với sản phẩm có giá rẻ bất ngờ. Nó có thể không được chiết xuất từ đúng loại cây hoặc bộ phận của cây, hoặc nó được pha loãng với dầu nền hoặc bị pha tạp chất khác. Ví dụ, tinh dầu Lavadin được chiết xuất từ cây lavadin, cùng họ với oải hương. Nó có hương thơm khá giống tinh dầu oải hương, nhưng giá rẻ hơn nhiều. Lợi dụng điều này, nhiều nhà cung cấp dán nhãn tinh dầu oải hương nhưng thực chất là tinh dầu lavandin và bán giá rẻ hơn nhằm thu hút khách hàng. Nói chung, các loại dầu cao cấp có giá cao hơn thường có chất lượng vượt trội.
- Tin tưởng vào mũi của bạn. Mùi, vị, cảm nhận và hình thức của tinh dầu có thể cung cấp thông tin quan trọng về chất lượng của nó và liệu nó có nên được sử dụng hay không. Hương thơm càng mạnh, thường thì dầu càng tinh khiết và mạnh mẽ.
- Nếu có thể, hãy lựa chọn tinh dầu hữu cơ được chứng nhận. Đây là loại tinh dầu cao cấp nhất với đặc tính chữa bệnh lớn nhất. Bạn có thể ngửi, cảm nhận và nếm sự khác biệt giữa dầu hữu cơ được chứng nhận và dầu được sản xuất từ cây trồng thông thường. Tinh dầu hữu cơ có thể có giá từ 2 đến 4 lần so với các loại tinh dầu thông thường.
- Nhãn trên chai dầu có cung cấp đầy đủ thông tin như tên thông thường, tên Latinh (chi và loài) của thực vật, quốc gia xuất xứ, phần của thực vật được chế biến, và loại chiết xuất (chưng cất hoặc chiết xuất), và thực vật được trồng như thế nào.
- Nếu bạn chưa quen với thế giới của các loại tinh dầu, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp. Hãy hỏi xung quanh và tìm những thương hiệu đáng tin cậy nhất từ bạn bè và gia đình, những người đã sử dụng tinh dầu lâu năm.
NHỮNG NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU
Tinh dầu có nồng độ cao, và chúng có thể gây hại nếu không được sử dụng cẩn thận. Bằng cách đối xử với tinh dầu một cách tôn trọng và tìm hiểu về sự an toàn của nó, bạn sẽ có thể yên tâm tận hưởng nhiều lợi ích mà tinh dầu mang lại. An toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn hoặc chuyên gia trị liệu bằng hương thơm trước khi đưa tinh dầu vào lối sống của mình.
- Nếu không phải là một chuyên gia về trị liệu bằng tinh dầu, bạn không nên sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da. Mặc dù có một số tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm trà. Tuy nhiên, hầu hết tinh dầu nên được pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả trị liệu cao hơn.
- Hầu hết tinh dầu an toàn. Tuy nhiên, do yếu tố cơ địa, một số người có thể dị ứng với một vài loại tinh dầu. Vì vậy, trước khi sử dụng một loại tinh dầu mới nào, bạn nên thử mức độ mẫn cảm của bạn với tinh dầu đó bằng cách nhỏ 1-2 giọt tinh dầu lên mặt trong của cổ tay và quan sát.
- Một số loại tinh dầu có độc tính với ánh sáng và có thể gây kích ứng, phồng rộp, mẩn đỏ và bỏng rát da khi tiếp xúc với tia UVA. Bạn cần tìm hiểu về độc tính quang của tinh dầu, nhất là tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật họ cam quýt.
- Ngừng sử dụng tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ kích ứng, mẩn đỏ hoặc phản ứng nào.
- Sử dụng tinh dầu trong bồn tắm cần biết cách làm dầu tắm, muối tắm. Không bao giờ thêm tinh dầu trực tiếp vào nước tắm.
- Một số loại tinh dầu nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai hoặc những người mắc bệnh hen suyễn, động kinh hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần nghiên cứu kỹ từng khuyến nghị sử dụng từng loại tinh dầu trước khi sử dụng.
- Không phải tất cả các loại tinh dầu đều thích hợp để sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Một số tinh dầu độc và gây kích ứng mạnh như ngải tây, cây cải ngựa, hành, long não, cây rue, hạnh nhân đắng và cây xá xị
- Tinh dầu bị oxy hóa theo thời gian và có thể trở nên nhạy cảm, dễ gây kích ứng hơn. Tránh sử dụng các loại tinh dầu cũ hoặc được bảo quản không đúng cách cho các ứng dụng trị liệu.
- Tránh sử dụng tinh dầu gần bộ phận sinh dục, miệng, mũi, mắt và tai.
- Hết sức thận trọng khi sử dụng dầu với trẻ em hoặc người già. Trước tiên hãy nhớ đọc các tỷ lệ pha loãng được khuyến nghị cho trẻ em.
- Không bao giờ để trẻ em sử dụng tinh dầu mà không có sự hiện diện của người lớn hiểu biết về cách sử dụng của chúng. Luôn luôn để tinh dầu xa tầm tay trẻ em.
- Các loại tinh dầu và hỗn hợp pha trộn của nó tốt cho con người, nhưng có thể gây hại cho vật nuôi, thú cưng. Nếu trong nhà có vật nuôi như chó, mèo, chim…., bạn cần tuân thủ những khuyến cáo an toàn của loại tinh dầu mà bạn sử dụng với từng loại động vật.
- Khi sử dụng biệt pháp khuếch tán tinh dầu, bạn nên khuếch tán tinh dầu hợp lý. Không nên khuếch tán liên tục nhiều giờ. Hãy chắc chắn không gian khuếch tán tinh dầu được thông gió tốt.
- Tinh dầu dễ cháy. Giữ chúng tránh xa nguồn nhiệt gây cháy nổ.
- Không nên sử dụng tinh dầu để ăn hoặc uống mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia về tinh dầu, tinh dầu có nồng độ cao và không nên uống khi chưa hiểu rõ về cách sử dụng phù hợp và rủi ro đối với từng loại dầu.
- Luôn biết cách kiểm tra và lựa chọn mua đúng loại tinh dầu có chất lượng cao. Tinh dầu quá hạn sử dụng, tinh dầu pha tạp, tinh dầu chứa thành phần hóa chất tổng hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tinh dầu nguyên chất rất đắt tiền. Vì vậy, hoặc là bạn không bao giờ sử dụng tinh dầu, hoặc bạn từ bỏ tâm lý thích giá rẻ khi tìm mua tinh dầu.
Tinh dầu là tinh chất của thực vật, là thành phần có tác dụng chữa bệnh mạnh mẽ nhất từ các loài thảo dược. Tinh dầu đã được con người biết đến, khai thác và sử dụng từ rất lâu. Trải qua hàng nghìn năm, hương thơm và những lợi ích sức khỏe của tinh dầu đã được khẳng định trong các nền văn hóa, tôn giáo hay y học cố truyền trên thế giới. Ngày nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏa bí mật sức mạnh của tinh dầu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Nhờ vậy, các ứng dụng của tinh dầu trong đời sống hàng ngày không ngừng mở rộng, từ lĩnh vực thực phẩm, đến sản xuất thuốc, trị liệu bằng hương thơm và chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để nâng cao tâm trí, giải tỏa stress, chứng mất ngủ, bệnh viêm nhiễm, đau nhức, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Tinh dầu có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị hàng trăm chứng bệnh thông thường mà bạn không phải lo lắng về những tác dụng phụ của các loại thuốc kê đơn. Thực hành sử dụng tinh dầu thực sự là một lối sống lành mạnh, bền vững, văn minh với rất nhiều lợi ích mà bất kỳ ai cũng nên làm theo.
Trên website www.padmacare.com, tôi sẽ đồng hành cùng với bạn trên cuộc hành trình khám phá công dụng và lợi ích của các loại tinh dầu. Tôi sẽ chia sẻ những thông tin chính thống, khoa học và đầy đủ nhất về từng loại tinh dầu. Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt nam, padmacare chia sẻ với cộng đồng một công trình đồ sộ với gần 200 công thức tự làm các sản phẩm từ tinh dầu để điều trị hơn 125 chứng bệnh thông thường; Ngoài ra, hàng trăm công thức sử dụng tinh dầu để chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng và chăm sóc xung quanh ngôi nhà của bạn cũng được trình bày đầy đủ, khoa học và dễ hiểu trên website này.
Tôi rất vui lòng nhận được và giải đáp mọi câu hỏi của bạn về tinh dầu. Hãy để lại câu hỏi bằng cách Comment phía dưới bài viết, hoặc gửi email về địa chỉ padmacare.com@gmail.com. Tôi sẽ sớm phát hành cuốn sách có đầy đủ thông tin tra cứu từng loại tinh dầu, cùng nhiều công thức sử dụng tinh dầu để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần hàng ngày. Bạn cũng có thể xem các video về công dụng và cách sử dụng tinh dầu trên kênh Youtube: http://youtube.padmacre. Hoặc tham khảo rất nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên tại nhà ở Fanpage của Padmacare Natural Beauty.
Cảm ơn bạn!