MỤC LỤC BÀI VIẾT
MÔI KHÔ VÀ NỨT NẺ
Môi khô tuy chỉ là biểu hiện ngoài da nhưng gây mất thẩm mỹ, khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu tình trạng môi khô kéo dài, dai dẳng kèm theo một số biểu hiện khác của sức khỏe, thì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như nấm môi, dị ứng da môi do tiếp xúc. Trong trường hợp môi khô, nẻ, lở loét gây đau đớn và nhiễm trùng môi, bạn nên đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng môi khô, có thể do yếu tố môi trường, do son môi kém chất lượng, do xăm môi hoặc do thói quen sinh hoạt. Môi trường bụi bẩn, nhiều chất độc hại trong không khí chính là tác nhân gây môi khô ráp rõ ràng nhất. Da môi nhạy cảm nên dễ bị tác động của các yếu tố môi trường. Đặc biệt, khi thời tiết hanh khô vào mùa đông ở miền Bắc hoặc mùa khô ở miền Nam, môi rất dễ bị khô. Ngay cả vào mùa hè, những hôm độ ẩm không khí thấp, hoặc những người ngồi phòng điều hòa thường xuyên, cũng sẽ bị khô môi.
Các sản phẩm chăm sóc môi kém chất lượng cũng dẫn đến khô môi. Đó là do trong các loại son môi chất lượng kém thường có chứa kim loại nặng, hóa chất tổng hợp khiến da môi bị nhiễm độc. Khi đó, quá trình lão hóa da môi diễn ra nhanh hơn, môi mất đi tính mềm mại vốn có. Phẩm màu trong mực phun xăm kém chất lượng cũng chính là là thủ phạm gây môi khô, thậm chí bong tróc da môi thành từng mảng.
Một số người có thói quen liếm môi, bóc vảy môi nhất là trong thời tiết hanh khô lại càng làm môi thêm khô. Tình trạng nẻ môi do những thói quen xấu này có thể gây chảy máu môi liên tục, thậm chí là ngứa ngáy xung quanh viền và mép môi. Không chỉ vậy, chế độ ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh như uống không đủ nước, sử dụng rượu bia, thuốc lá cũng dẫn đến môi khô.
Để trị môi khô, chúng ta cần kết hợp đồng thời việc thanh lọc giải độc cho da môi, tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho đôi môi. Việc đầu tiên chúng ta có thể làm đó là uống đủ nước, hạn chế sử dụng chất kích thích. Tiếp đến là rà soát lại toàn bộ các sản phẩm son môi mà bạn đang sử dụng. Thẳng tay loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng hoặc nghi ngờ là tác nhân gây độc cho môi. Tiếp theo, bạn sử dụng một số sản phẩm tự nhiên để cấp ẩm và giải độc cho da môi như mật ong, lô hội, dưa chuột, dầu dừa, đường nâu… Nếu có thể, bạn nên mua các loại son dưỡng môi làm từ thành phần thiên nhiên như sáp ong, bơ hạt mỡ, tinh dầu để dưỡng môi hàng ngày.
Sử dụng tinh dầu kết hợp với các loại dầu và bơ là giải pháp trị môi khô hoàn hảo nhất. Bởi tinh dầu vừa có tác dụng chống viêm, giảm đau, xua tan cảm giác khó chịu do môi khô nứt nẻ gây ra. Tinh dầu còn thúc đẩy lưu thông máu dưới da, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da môi, mang lại cho đôi môi sự mềm mại, hồng hào. Đặc biệt, tinh dầu khi kết hợp với dầu và bơ thực vật, sẽ có tác dụng thanh lọc giải độc và dưỡng ẩm cho môi. Sử dụng tinh dầu trị môi khô là biện pháp 100% tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất.
11 LOẠI TINH DẦU TRỊ MÔI KHÔ TỐT NHẤT
- Tinh dầu sả
- Tinh dầu gừng
- Tinh dầu bạc hà
- Tinh dầu hoa cam
- Tinh dầu phong lữ
- Tinh dầu hoa hồng
- Tinh dầu oải hương
- Tinh dầu nhũ hương
- Tinh dầu khuynh diệp
- Tinh dầu gỗ đàn hương
- Tinh dầu hoa cúc La Mã
Để tham khảo chỉ tiết công dụng và cách dùng của từng loại tinh dầu này và của HƠN 50 LOẠI TINH DẦU HỮU ÍCH khác, bạn BẤM VÀO ĐÂY
CÁCH SỬ DỤNG TINH DẦU TRỊ MÔI KHÔ HIỆU QUẢ NHẤT
Tinh dầu hoa cúc La Mã giúp làm dịu, làm giảm sự khó chịu do các vết nứt trên môi gây ra. Trong khi đó, tinh dầu nhũ hương, tinh dầu oải hương nổi tiếng với khả năng chữa lành và làm mềm đôi môi thô ráp. Tinh dầu phong lữ cùng với các loại tinh dầu khác, khi thấm vào môi, sẽ có tác dụng thanh lọc giải độc, thúc đẩy lưu thông máu dưới da. Nhờ đó, môi dần bớt thâm hơn, từng bước lấy lại sự mềm mại và hồng hào tự nhiên. Trong khi đó, bơ hạt mỡ và dầu Jojoba có tác dụng làm và giữ ẩm cho đôi môi. Sự kết hợp độc đáo của tinh dầu, dầu, bơ tạo thành một loại kem dưỡng môi 100% tự nhiên, có tác dụng thanh lọc giải độc và mang lại sự mềm mại, hồng hào cho đôi môi của bạn.

CÔNG THỨC KEM DƯỠNG MÔI SIÊU MỀM MƯỢT, ĐẶC TRỊ MÔI KHÔ VÀ NỨT NẺ
- Số lượng bào chế: 50 gam
- Thành phần:
- Bơ hạt mỡ hữu cơ, nguyên chất: 35 gam
- Dầu Jojoba hữu cơ: 15 ml
- Tinh dầu nhũ hương: 20 giọt
- Tinh dầu oải hương: 20 giọt
- Tinh dầu phong lữ: 20 giọt
- Tinh dầu hoa cúc La Mã: 20 giọt
- Dụng cụ, vật tư khác:
- Chảo inox
- Bếp từ
- Bát thủy tinh
- Lọ thủy tinh tối màu loại nhỏ thể tích khoảng 60ml có nắp đậy chắc chắn
- Thìa inox
- Pha trộn:
- Đặt chảo inox lên bếp từ, đổ khoảng một đốt ngón tay nước sạch vào chảo. Bật bếp để làm nóng nước.
- Trong quá trình đun nước trong chảo nóng lên, cho bơ hạt mỡ vào cốc thủy tinh rồi đặt vào chảo đang đun nước trên bếp.
- Khi nước sôi lên, hạt mỡ sẽ tan chảy. Khi bơ tan chảy hoàn toàn, tắt bếp, lấy cốc chứa bơ ra, để cho nguội bớt.
- Đổ toàn bộ .
- Sau khi bơ hạt mỡ đã nguội, đổ toàn bộ dầu Jojoba vào bát thủy tinh. Tiếp tục nhỏ đủ các loại tinh dầu vào bát. Dùng thìa inox trộn kỹ để tinh dầu, dầu và bơ trộn lẫn vào nhau, ta sẽ được kem dưỡng môi siêu mềm mượt, đặc trị môi khô, môi nứt nẻ.
- Đổ kem dưỡng môi vào lọ thủy tinh tối màu, vặn nắp thật kỹ và bảo quản nơi tối và thoáng mát.
- Sử dụng:
- Dùng tay phết kem lên đôi môi rồi xoa nhẹ nhàng để kem phân tán đều khắp môi
- Đây là kem dưỡng môi không màu, vì vậy, nếu ban ngày bạn sử dụng son có màu thì bạn chỉ sử dụng kem dưỡng môi vào ban đêm. Bạn sử dụng kem này hàng ngày, đặc biệt khi thời tiết hanh khô.
- Bạn nên sử dụng nhiều lần trong ngày để dưỡng ẩm cho đôi môi mềm mại, xinh đẹp.
- Đề xuất khác:
- Uống đủ nước ở mức từ 2,7 lít đến 3,7 lít ở người lớn, đối với nữ và nam.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Giảm hoặc bỏ hẳn hút thuốc lá, uống rượu bia
- Rà soát lại toàn bộ các loại son môi mà bạn đang sử dụng lâu nay, loại bỏ những loại son môi kém chất lượng. Vì những loại son này có thể chứa kim loại nặng như chì, dầu khoáng, hóa chất tổng hợp khác. Các chất này có thể gây nhiễm độc cho da môi, khiến môi nhanh chóng lão hóa, môi bị thâm và khô.
- Khi bị khô, không dùng lưỡi liếm môi.
- Nếu có thể, bạn nên sử dụng sản phẩm tự nhiên, hữu cơ để tẩy tế bào chết cho da môi.
Tham khảo thêm các công thức sử dụng tinh dầu để làm đẹp và điều trị HƠN 101 BỆNH PHỔ BIẾN khác, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY!
NHỮNG NGUYÊN TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TINH DẦU
Tinh dầu có nồng độ cao, và chúng có thể gây hại nếu không được sử dụng cẩn thận. Bằng cách đối xử với tinh dầu một cách tôn trọng và tìm hiểu về sự an toàn của nó, bạn sẽ có thể yên tâm tận hưởng nhiều lợi ích mà tinh dầu mang lại. An toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn hoặc chuyên gia trị liệu bằng hương thơm trước khi đưa tinh dầu vào lối sống của mình.
- Nếu chưa có nhiều kiến thức về trị liệu bằng tinh dầu, bạn không nên sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da. Mặc dù có một số tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp trên da như tinh dầu oải hương, tinh dầu tràm trà. Nhưng hầu hết tinh dầu nên được pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại hiệu quả trị liệu cao hơn.
- Hầu hết tinh dầu an toàn. Tuy nhiên, do yếu tố cơ địa, một số người có thể dị ứng với một vài loại tinh dầu. Vì vậy, trước khi sử dụng một loại tinh dầu mới nào, bạn nên thử mức độ mẫn cảm của bạn với tinh dầu đó bằng cách nhỏ 1-2 giọt tinh dầu lên mặt trong của cổ tay và quan sát trong 12 giờ sau đó.
- Một số loại tinh dầu có độc tính với ánh sáng và có thể gây kích ứng, phồng rộp, mẩn đỏ và bỏng rát da khi tiếp xúc với tia UVA. Bạn cần tìm hiểu về độc tính quang của tinh dầu, nhất là tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật họ cam quýt.
- Ngừng sử dụng tinh dầu hoặc hỗn hợp tinh dầu ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ kích ứng, mẩn đỏ hoặc phản ứng nào.
- Sử dụng tinh dầu trong bồn tắm cần biết cách làm dầu tắm, muối tắm. Không bao giờ thêm tinh dầu trực tiếp vào nước tắm.
- Một số loại tinh dầu nên tránh dùng trong thời kỳ mang thai hoặc những người mắc bệnh hen suyễn, động kinh hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần nghiên cứu kỹ từng khuyến nghị sử dụng từng loại tinh dầu trước khi sử dụng.
- Không phải tất cả các loại tinh dầu đều thích hợp để sử dụng trong liệu pháp hương thơm. Một số tinh dầu độc và gây kích ứng mạnh như ngải tây, cây cải ngựa, hành, long não, cây rue, hạnh nhân đắng và cây xá xị
- Tinh dầu bị oxy hóa theo thời gian và có thể trở nên nhạy cảm, dễ gây kích ứng hơn. Tránh sử dụng các loại tinh dầu cũ hoặc được bảo quản không đúng cách cho các ứng dụng trị liệu.
- Tránh sử dụng tinh dầu gần bộ phận sinh dục, miệng, mũi, mắt và tai.
- Hết sức thận trọng khi sử dụng dầu với trẻ em hoặc người già. Trước tiên hãy nhớ đọc các tỷ lệ pha loãng được khuyến nghị cho trẻ em.
- Không bao giờ để trẻ em sử dụng tinh dầu mà không có sự hiện diện của người lớn hiểu biết về cách sử dụng của chúng. Luôn luôn để tinh dầu xa tầm tay trẻ em.
- Các loại tinh dầu và hỗn hợp pha trộn của nó tốt cho con người, nhưng có thể gây hại cho vật nuôi, thú cưng. Nếu trong nhà có vật nuôi như chó, mèo, chim…., bạn cần tuân thủ những khuyến cáo an toàn của loại tinh dầu mà bạn sử dụng với từng loại động vật.
- Khi sử dụng biệt pháp khuếch tán tinh dầu, bạn nên khuếch tán tinh dầu hợp lý. Không nên khuếch tán liên tục nhiều giờ. Hãy chắc chắn không gian khuếch tán tinh dầu được thông gió tốt.
- Tinh dầu dễ cháy. Giữ chúng tránh xa nguồn nhiệt gây cháy nổ.
- Không nên sử dụng tinh dầu để ăn hoặc uống mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia về tinh dầu, tinh dầu có nồng độ cao và không nên uống khi chưa hiểu rõ về cách sử dụng phù hợp và rủi ro đối với từng loại dầu.
- Luôn biết cách kiểm tra và lựa chọn mua đúng loại tinh dầu có chất lượng cao. Tinh dầu quá hạn sử dụng, tinh dầu pha tạp, tinh dầu chứa thành phần hóa chất tổng hợp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tinh dầu nguyên chất rất đắt tiền. Vì vậy, hoặc là bạn không bao giờ sử dụng tinh dầu, hoặc bạn từ bỏ tâm lý thích giá rẻ khi tìm mua tinh dầu.
Tinh dầu là tinh chất của thực vật, là thành phần có tác dụng chữa bệnh mạnh mẽ nhất từ các loài thảo dược. Tinh dầu đã được con người biết đến, khai thác và sử dụng từ rất lâu. Trải qua hàng nghìn năm, hương thơm và những lợi ích sức khỏe của tinh dầu đã được khẳng định trong các nền văn hóa, tôn giáo hay y học cố truyền trên thế giới. Ngày nay, các nhà khoa học đã làm sáng tỏa bí mật sức mạnh của tinh dầu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Nhờ vậy, các ứng dụng của tinh dầu trong đời sống hàng ngày không ngừng mở rộng, từ lĩnh vực thực phẩm, đến sản xuất thuốc, trị liệu bằng hương thơm và chăm sóc sắc đẹp. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để nâng cao tâm trí, giải tỏa stress, chứng mất ngủ, bệnh viêm nhiễm, đau nhức, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Tinh dầu có thể điều trị hoặc hỗ trợ điều trị hàng trăm chứng bệnh thông thường mà bạn không phải lo lắng về những tác dụng phụ của các loại thuốc kê đơn. Thực hành sử dụng tinh dầu thực sự là một lối sống lành mạnh, bền vững, văn minh với rất nhiều lợi ích mà bất kỳ ai cũng nên làm theo.
Trên website www.padmacare.com, tôi sẽ đồng hành cùng với bạn trên cuộc hành trình khám phá công dụng và lợi ích của các loại tinh dầu. Tôi sẽ chia sẻ những thông tin chính thống, khoa học và đầy đủ nhất về từng loại tinh dầu. Đặc biệt, lần đầu tiên ở Việt nam, padmacare chia sẻ với cộng đồng một công trình đồ sộ với gần 200 công thức tự làm các sản phẩm từ tinh dầu để điều trị hơn 125 chứng bệnh thông thường; Ngoài ra, hàng trăm công thức sử dụng tinh dầu để chăm sóc da, chăm sóc tóc, chăm sóc răng miệng và chăm sóc xung quanh ngôi nhà của bạn cũng được trình bày đầy đủ, khoa học và dễ hiểu trên website này.
Tôi rất vui lòng nhận được và giải đáp mọi câu hỏi của bạn về tinh dầu. Hãy để lại câu hỏi bằng cách Comment phía dưới bài viết, hoặc gửi email về địa chỉ padmacare.com@gmail.com. Tôi sẽ sớm phát hành cuốn sách có đầy đủ thông tin tra cứu từng loại tinh dầu, cùng nhiều công thức sử dụng tinh dầu để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần hàng ngày. Bạn cũng có thể xem các video về công dụng và cách sử dụng tinh dầu trên kênh Youtube: http://youtube.padmacre. Hoặc tham khảo rất nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên tại nhà ở Fanpage của Padmacare Natural Beauty.
Cảm ơn bạn!