MỤC LỤC BÀI VIẾT
Ngâm chân với gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ các loại muối chứa nhiều khoáng chất; các loại tinh dầu thiên nhiên và các loại thảo dược giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe tổng thể và đôi chân của bạn.
Muối Epsom có tác dụng giảm đau, giúp thư giãn cơ và các gân, chống lại các tình trạng chuột rút và ngăn ngừa viêm khớp. Khi ngâm chân, Magie có trong muối Epsom dễ dàng được cơ thể hấp thụ qua da, giúp thanh lọc giải độc, điều trị viêm ngứa ngoài da. Magie cũng rất cần thiết cho hệ xương khớp chắc khỏe, nó cũng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ làm giảm đường huyết( Để tìm hiểu thêm thông tin về công dụng và cách dùng muối Epsom, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY).
Muối Biển Chết nổi tiếng với khả năng làm giảm đau cơ bắp và điều trị da bị kích ứng. Đặc biệt những người bị bệnh thấp khớp, viêm khớp gối, viêm cột sống dính khớp sẽ cảm thấy tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng sau vài lần ngâm chân bằng muối Biển Chết. Ngoài ra, muối Biển Chết cũng làm giảm ngứa ngáy và giảm bùng phát bệnh ở những người bị vẩy nến.
Với hàm lượng magie cao, muối Biển Chết cũng có những lợi ích như muối Epsom, đó là giúp giảm đau, giảm chuột rút và cứng khớp. Các thành phần khoáng chất trong muối Biển Chết khi được hấp thụ qua da chân còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh. Không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể, muối Biển Chết còn có tác dụng điều trị bệnh eczema, viêm ngứa ngoài da, viêm da cơ địa và mụn trứng cá.
Ngâm chân với gừng bằng muối Gừng ngải cứu giúp thanh lọc, giải độc cơ thể và nuôi dưỡng da chân nhờ các thành phần muối khoáng. Không chỉ vậy, các loại tinh dầu vào thảo dược còn có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giúp chống viêm, giảm dâu và trị đau gót chân cực kỳ hiệu quả.
Gừng là vị thuốc thông dụng trong y học Ayurvedic của Ấn Độ và y học cổ truyền Việt nam. Trong y học Trung Quốc, gừng là một trong những loại thảo dược được sử dụng nhiều nhất vì tính ấm, giúp tán phong, trừ hàn. Gừng được biết đến với khả năng điều trị buồn nôn do say tàu xe, buồn nôn khi mang thai. Gừng cũng rất hiệu quả trong việc điều trị viêm xương khớp, đau bụng kinh và co thắt dạ dày. Những lợi ích chính của gừng đến từ thành phần gingerol. Gingerol có hàm lượng cao nhất trong tinh dầu gừng. Vì vậy tinh dầu gừng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ và chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa, viêm khớp và bệnh đường hô hấp. Nó còn có tác dụng làm phấn chấn tinh thần và nâng cao sức mạnh nội tâm.
Ngải cứu còn gọi ngải diệp, lá ngải. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính hơi ôn, vào tỳ can thận; có tác dụng ôn kinh chỉ huyết, tán hàn chỉ thống, lý huyết an thai. Dùng cho các trường hợp nôn ra máu, ho đờm lẫn máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện xuất huyết.
Tinh dầu ngải cứu nổi tiếng với khả năng giảm đau, vì vậy nó được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng đau cơ bắp, đau xương khớp do vận động hoặc do viêm. Ngải cứu cũng được mạnh danh là thảo dược của phụ nữ do có tác dụng an thai, điều hòa kinh nguyệt và làm tăng tiết hormone sinh lý nữ. Tinh dầu ngải cứu ngăn ngừa tình trạng bế ứ kinh nguyệt, thúc đẩy lưu thông khí huyết. Nó cực kỳ hiệu quả khi sử dụng điều trị các hội chứng kinh nguyệt như đau bụng, mệt mỏi, đau đầu và buồn nôn. Tinh dầu ngải cứu cũng giúp duy trì sức khỏe và khả năng hoạt động của tử cung bằng cách kích thích quá trình đào thải chất độc hại và kích thích tiết ra các hormone có lợi. Nhờ vậy, nguy cơ gặp phải các tình trạng viêm cổ tử cung, u nang, u xơ và khối u sẽ giảm đi rất nhiều khi bạn sử dụng tinh dầu ngải cứu để xoa lên da.
Tinh dầu ngải cứu thúc đẩy cơ thể bài thải các chất độc hại như urê, axit uric, muối dư thừa, chất béo thông qua hoạt động tiểu tiện. Khả năng thanh lọc giải độc của ngải cứu rất hữu ích cho những người béo phì, cao huyết áp, thấp khớp, viêm khớp cũng như bệnh gout. Ngoài ra, tinh dầu ngải cứu còn được sử dụng để điều trị các tình trạng ngoài da như mụn trứng cá, chàm và vảy nến. Nó cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn. (Để tìm hiểu thêm công dụng và cách dùng các loại tinh dầu, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY).
LỢI ÍCH KHI NGÂM CHÂN VỚI GỪNG BẰNG MUỐI GỪNG NGẢI CỨU
Khi ngâm chân với gừng, bạn không chỉ được thư giãn cơ bắp, mà còn được thư giãn về tinh thần. Cảm giác mệt mỏi, đau nhức và uể oải sau một ngày làm việc mệt nhọc nhanh chóng được xua tan chỉ sau 15 phút ngâm chân bằng bằng muối gừng ngải cứu này. Đặc biệt, những người thường xuyên đau chân do bệnh gút, viêm cân gan bàn chân, đau nhói lòng bàn chân, đau mắt cá chân, đau xương cẳng chân; hoặc những người thường xuyên đi bộ, vận động đôi chân nhiều sẽ cảm nhận khả năng giảm đau tuyệt vời khi ngâm chân với gừng bằng muối Gừng ngải cứu
Hôi chân đôi khi khiến chúng ta mất tự tin vào chính mình, nhất là đối với những người làm việc văn phòng hay những người thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường tập thể. Khi ngâm chân với gừng với các loại muối khoáng và tinh dầu thiên nhiên, tình trạng ra mồ hôi chân của bạn sẽ được khắc phục, mồ hôi và dầu trên da chân sẽ được rửa sạch, từ đó, mùi hôi chân được loại bỏ triệt để. Chỉ cần ngâm chân với gừng hàng ngày hoặc mỗi tuần từ 2-3 lần bằng muối ngâm chân này, bạn sẽ cảm thấy yêu đôi bàn chân của mình hơn bao giờ hết. Hơn nữa, mùi thơm dễ chịu của tinh dầu gừng, tinh dầu ngải cứu còn lưu lại ở bàn chân trong một khoảng thời gian dài sau khi ngâm chân, mùi chân hôi được thay thế bởi mùi thơm của các loại tinh dầu thiên nhiên.
Tế bào chết và da chết ở chân là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng da chân khô, hình thành các vùng da chân bị chai cứng. Nếu không khắc phục tình trạng này thường xuyên, gót chân sẽ càng ngày các dày lên, thô cứng, tình trạng nứt gót chân xuất hiện. Những vết nứt trên da bàn chân là điều kiện lý tưởng để nấm phát triển, gây viêm ngứa rất khó chịu. Đôi bàn chân thô ráp, gót chân nứt và tối màu trông rất mất thẩm mỹ. Ngâm chân với gừng với muối Gừng ngải cứu giúp làm mềm da chân; tế bào chết, da chết dễ dàng được loại bỏ bằng cách dùng tay kỳ nhẹ, hoặc sử dụng giũa da chân, đá bọt. Thường xuyên ngâm chân với gừng và tẩy tế bào chết tại nhà là cách tốt nhất để bạn có da chân mềm mại, chân bạn trở nên đẹp đẽ xinh xắn với đôi gót hồng mềm mại.
Bàn chân là nơi xa tim nhất cơ thể, và là nơi bị đè nén bởi khối lượng cơ thể thường xuyên. Vì vậy, khả năng lưu thông máu ở khu vực bàn chân khó khăn hơn các khu vực khác trong cơ thể. Lưu thông máu kém dẫn đến tê bì chân, chuột rút, lạnh bàn chân, suy tĩnh mạch chân…..

Y học Phương Đông cho rằng, dưới bàn chân có chứa các huyệt đạo liên qua đến các cơ quan khác trong cơ thể như xương cột sống, não bộ, mắt, tai, miệng, mũi, tim, phổi, gan, dạ dày…. Rất nhiều bệnh trong cơ thể phát sinh là do bàn chân bị lạnh, lưu thông máu không tốt, các huyệt bàn chân bị nhiễm độc. Ngâm chân với gừng với muối Gừng ngải cứu sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu thuận lợi. Ngoài ra, ngâm chân với gừng còn giúp thanh lọc giải độc cơ thể qua bàn chân, các ion kim loại nặng độc hại sẽ được loại bỏ. Những người có bàn chân lạnh lại càng nên ngâm chân với gừng thường xuyên. Một đôi chân hồng hào, ấm áp, khỏe mạnh, không chỉ đẹp về thẩm mỹ, mà còn là tiền đề cho một thể trạng mạnh khỏe và bền bỉ.
Thông thường, để tận hưởng những lợi ích từ ngâm chân với gừng, bạn phải đến những spa cao cấp. Dịch vụ ngâm chân với gừng, massage chân ở những spa này thường rất đắt đỏ. Nhưng giờ đây, bạn có thể tận hưởng lợi ích từ ngâm chân với gừng tại nhà bằng cách tự làm hoặc mua muối ngâm chân Gừng ngải cứu từ nhà cung cấp có uy tín. Padmacare còn chia sẻ cho bạn quy trình ngâm chân với gừng, tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm da chân gồm 6 bước để bạn tự chăm sóc đôi chân của mình tại nhà. Những lợi ích về sức khỏe và tinh thần mà bạn nhận được từ việc ngâm chân với gừng bằng muối Gừng ngải cứu tương đương những gì bạn nhận được khi sử dụng dịch vụ ngâm chân với gừng ở các spa.
Dành khoảng thời gian 30 phút trong ngày để chiều chuộng đôi chân của mình với muối ngâm chân Gừng ngải cứu là cách nhanh nhất giúp bạn hóa giải hết những mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Hương thơm của tinh dầu thiên nhiên giúp bạn thư giãn, phục hồi năng lượng và nâng cao sức khỏe toàn diện. Hãy ngâm chân với gừng thường xuyên để chăm sóc đôi chân và sức khỏe tinh thần của bạn và của những người mà bạn yêu thương nhé!
THÔNG TIN LÀM MUỐI NGÂM CHÂN GỪNG NGẢI CỨU
- Số lượng: 5 lần ngâm chân
- Thời gian chuẩn bị: 15 phút
- Thời gian làm muối: 15 phút
- Hương thơm: hương thơm của tinh dầu gừng và tinh dầu ngải cứu
DỤNG CỤ LÀM MUỐI NGÂM CHÂN GỪNG NGẢI CỨU
- Lọ thủy tinh tối màu, cỡ vừa có nắp đậy kín và chắc chắn; hoặc túi zip
- Thìa inox
- Bát thủy tinh lớn và bát thủy tinh nhỏ
- Thìa đong
- Pipep đong tinh dầu
CÔNG THỨC LÀM MUỐI NGÂM CHÂN GỪNG NGẢI CỨU
- Muối Epsom nguyên chất: 320 gam
- Muối biển chết: 280 gam
- Dầu hạt mắc ca hữu cơ, nguyên chất: 42 ml
- Tinh dầu gừng hữu cơ, nguyên chất: 85 giọt
- Tinh dầu ngải cứu hữu cơ, nguyên chất: 55 giọt
- Lá ngải cứu khô, xay nhỏ: 55 gam
QUY TRÌNH LÀM MUỐI NGÂM CHÂN GỪNG NGẢI CỨU
Bước 1: Trộn các loại muối vào nhau:
- Cho tất cả muối Epsom, muối biển chết vào bát thủy tinh lớn
- Dùng thìa inox trộn lẫn các loại muối vào nhau.
Bước 2: Pha loãng tinh dầu trong dầu nền
- Cho dầu mắc ca vào bát thủy tinh nhỏ
- Dùng pipet đong và nhỏ đủ lượng tinh dầu gừng, tinh dầu ngải cứu vào dầu mắc ca rồi dùng thìa inox khuấy kỹ.
Bước 3: Trộn dầu với muối.
- Đổ hỗn hợp dầu và tinh dầu vào bát chứa hỗn hợp muối.
- Dùng thìa trộn kỹ để dầu phân tán đồng đều trong muối
Bước 4: Trộn thảo dược.
- Cho toàn bộ lá ngải vào bát muối
- Dùng thìa trộn kỹ để bột gừng phân tán đều trong muối, ta sẽ thu được muối ngâm chân Gừng ngải cứu
Bước 5: Cho muối vào bình thủy tinh và bảo quản
- Cho toàn bộ muối ngâm chân Gừng ngải cứu vào lọ thủy tinh rồi đậy kín nắp.
- Để muối ngâm chân nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
6 BƯỚC NGÂM CHÂN VỚI GỪNG BẰNG MUỐI GỪNG NGẢI CỨU
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết để ngâm chân với gừng
- Chậu ngâm chân có kích thước vừa hai bàn chân
- Ấm đun nước siêu tốc
- Khăn tắm cỡ lớn
- Giũa hoặc đá bọt dùng để chà gót chân( nếu tẩy tế bào chết)
- Ghế ngồi
- Bát nhựa cỡ lớn
- Thìa đong
- Nhiệt kế điện tử( nếu có)
- Bơ hoặc dầu dưỡng chân.

Mẹo:
- Để không phải di chuyển làm gián đoạn quá trình ngâm chân với gừng, bạn hãy để những vật dụng như điện thoại, sách, điều khiển tivi trong tầm tay lúc ngồi ngâm chân.
- Lựa chọn loại chậu có thành sâu khoảng 17 cm để đảm bảo nước ngập quá mắt cá chân. Thành chậu sâu cũng giúp bạn dễ dàng thêm nước nóng nhằm duy trì nhiệt độ nước trong quá trình ngâm chân với gừng hoặc massage chân mà không lo nước tràn ra ngoài.
Bước 2: Hòa tan muối
- Dùng ấm siêu tốc đun sôi khoảng 2 lít nước.
- Đong đủ 120 gam muối Gừng ngải cứu cho vào bát nhựa
- Đổ nước sôi đầy ½ bát rồi dùng thìa inox khuấy để muối tan hết trong nước.
Bước 3: Pha chế nước ngâm chân với gừng
- Lấy khoảng 1/3 chậu nước ấm từ vòi nước trong nhà tắm.
- Đặt chậu nước ngay phía mặt trước ghế ngồi để ngâm chân.
- Đặt ấm nước siêu tốc chứa lượng nước sôi còn lại bên cạnh chậu nước để có thể bổ sung thêm nước nóng khi cần.
- Đổ toàn bộ bát nước muối đã được pha chế ở Bước 2 vào chậu rồi để bát nhựa bên cạnh ấm nước siêu tốc
- Dùng nhiệt kế điện tử kiểm tra nhiệt độ nước, nếu nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp thì điều chỉnh bằng cách thêm vào nước mát hoặc nước nóng. Nhiệt độ lý tưởng để ngâm chân nước muối là khoảng 38oC- 40o
- Nếu không có nhiệt kế điện tử, bạn có thể sử dụng tay để thử nhiệt độ nước. Nhiệt độ nước phù hợp là mức nhiệt độ nóng nhất mà khi nhúng bàn tay vào nước, bạn vẫn có thể chịu đựng được.
- Khi nhiệt độ nước đã đạt yêu cầu, mọi thứ cần thiết đã chuẩn bị đủ và để trong tầm tay, bạn có thể bắt đầu ngâm chân với gừng giống như đang được tận hưởng dịch vụ spa cao cấp.
Bước 4: Ngâm chân với gừng
- Ngồi tự nhiên trên ghế, nhúng hai gót chân vào nước để da chân thích nghi với nhiệt độ của nước.
- Từ từ nhúng chân sâu vào trong nước, cho đến khi ngập cả bàn chân. Lúc này đặt lòng bàn chân thoải mái lên đáy chậu.
- Thực hiện việc ngâm chân với gừng trong khoảng 15-20 phút.

- Nếu có điều kiện, bạn có thể nâng cấp hoạt động ngâm chân với gừng tại nhà giống như ở spa cao cấp, bằng cách thắp những ngọn nến thơm tinh dầu, hoặc bật máy xông tinh dầu. Những tinh dầu thiên nhiên có hương thơm yêu thích sẽ giúp bạn thư giãn hơn nữa; giúp tăng cường sự tập trung, nâng cao tâm trí và thúc đẩy năng lượng tích cực trong bạn.
- Bạn có thể tranh thủ thời gian lúc ngâm chân với gừng để nghe nhạc, sử dụng smartphone, xem phim hoặc xem chương trình truyền hình mà mình yêu thích; đọc sách hoặc thiền cũng là những hoạt động phù hợp trong lúc này.
- Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn thư giãn. Ngâm chân với gừng không chỉ nhằm trị liệu cho đôi chân, mà còn để phục hồi năng lượng và sức khỏe tinh thần sau một ngày làm việc vất vả.
Bước 5: Massage và kỳ cọ bàn chân
- Trong quá trình ngâm chân với gừng bằng muối Gừng ngải cứu, bạn có thể tiến hành massage bàn chân để tăng hiệu quả trị liệu. Sử dụng loại bồn ngâm chân có tích hợp tính năng massage, hoặc dùng những viên đá cuội cho vào đáy chậu rồi di chuyển lòng bàn chân trên những viên đá này.
- Sử dụng tay massage chân là cách dễ dàng, và mang lại nhiều lợi ích. Bởi quá trình massage chân, đôi bàn tay cũng đồng thời được ngâm dưới nước muối, tăng hiệu quả trị liệu cho sức khỏe tổng thể. Đồng thời, dùng tay massage cũng dễ dàng kỳ cọ, loại bỏ khá nhiều da chết, tế bào chết.
- Dùng tay xoa bóp cổ chân, mắt cá chân, các ngón chân, khe ngón chân và lòng bàn chân.
- Dùng ngón tay kỳ cọ xung quanh mặt ngón chân và làm sạch viền móng chân.
Bước 6: Tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm da chân.
- Sau khi ngâm chân với gừng bằng muối Gừng ngải cứu, bạn đưa chân ra khỏi bồn, dùng khăn khô lau ráo nước. Lúc này, gót chân và những chỗ da chân bị chai sẽ trở nên mềm hơn, da chết và tế bào chết dễ dàng được loại bỏ.
- Sử dụng giũa gót chân và đá bọt hoặc xơ mướp để kỳ cọ nhằm loại bỏ da chết, tế bào chết xung quanh bàn chân, lòng bàn chân và gót chân. Sau đó, rửa lại chân bằng nước sạch.
- Để có đôi chân mềm mại, ngăn ngừa gót chân khô cứng dẫn đến nứt nẻ, bạn nên dưỡng ẩm da chân bằng dầu dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da chứa các thành phần 100% tự nhiên, hữu cơ. Bôi dầu dưỡng ẩm lên gót chân và khắp bàn chân rồi dùng tay xoa bóp kỹ để dầu dưỡng thẩm thấu vào da và giúp tăng cường lưu thông máu dưới chân một lần nữa.
- Cuối cùng, bạn nên sử dụng tất cotton mềm bịt kín đôi chân để chống trơn trượt khi đi lại và ngăn dầu dưỡng ẩm từ đôi chân dính ra chăn, ga trải giường.
Lưu ý an toàn và mẹo ngâm chân với gừng
- Đối với những người có gót chân quá khô, với nhiều vết chai cứng, nên sử dụng thêm sản phẩm tẩy tế bào chết bằng caffe, muối hoặc đường để giúp loại bỏ tế bào chết và da chết.

- Luôn đảm bảo nhiệt độ nước ở mức phù hợp, khoảng 40oC để không bị bỏng rát da chân, và để các thành phần khoáng chất thẩm thấu vào da tốt nhất.
- Sau khi ngâm chân với gừng, bạn hãy dùng tay để loại bỏ thảo mộc, hoa khô ra khỏi nước trong chậu và cho chúng vào thùng rác trước khi đổ nước ngâm chân vào cống thoát nước hoặc bồn cầu.
- Nhiệt độ nước trong chậu sẽ giảm nhanh trong quá trình ngâm chân với gừng. Để duy trì nhiệt độ nước trong suốt quá trình ngâm chân, bạn có thể sử dụng lượng nước nóng còn lại trong ấm siêu tốc đổ thêm vào nước trong chậu. Chỉ đổ thêm nước nóng vào chậu khi đã lấy chân ra. Đổ từ từ từng phần nước nóng, dùng tay khuấy và kiểm tra nhiệt độ nước trong chậu cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp thì tiếp tục lặp lại việc ngâm chân với gừng.
- Không ngâm chân với gừng trong trường hợp chân bạn có vết thương hở như mụn nhọt, lở loét, vết cắt.
- Không dùng dao để cắt gọt da chết ở gót chân và bàn chân.
- Thành phần quan trọng và có lợi ích cho sức khỏe nhất trong muối Epsom chính là Magie sulfat( MgSO4). Muối Epsom tốt nhất là loại muối khai thác tại các mỏ muối trong tự nhiên. Tuy nhiên, trên thị trường có nhiều loại muối Epsom giá rẻ, có chứa hàm lượng Magie sulfat thấp và/hoặc có chứa nhiều tạp chất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lựa chọn các loại muối từ những nhà cung cấp có uy tín để sử dụng.
- Chỉ sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên, từ những nhà cung cấp có uy tín. Không sử dụng các loại tinh dầu giá rẻ kém chất lượng, các loại hương thơm tổng hợp trong muối ngâm chân.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; người bị tiểu đường, huyết áp cao hoặc tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết được có nên hay không nên ngâm chân với gừng.
- Không sử dụng liệu pháp ngâm chân với gừng này để thay thế bất kỳ phác đồ điều trị bệnh hay lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn cho các tình trạng sức khỏe của bạn.
Hãy thường xuyên chiều chuộng đôi chân với việc ngâm chân với gừng, tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm da chân với quy trình 6 bước nêu trên. Đôi bàn chân của bạn sẽ trở nên mềm mại, hết viêm cân gan chân, giảm đau nhức, giảm tê mỏi hoặc chuột ruột chân. Đồng thời, bạn sẽ thấy trân quý chính mình, tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin để bạn có được cuộc sống viên mãn hơn mỗi ngày.
Bạn có thể mua những sản phẩm muối ngâm chân thảo dược, muối ngâm chân tinh dầu từ những nhà cung cấp uy tín, hoặc tự làm muối ngâm chân tại nhà theo công thức trên. Bằng cách thay đổi một vài thành phần trong công thức là bạn đã tạo ra một loại muối ngâm chân thảo dược mới với những lợi ích nhất định như trên. Vì vậy, Padmacare sẽ chia sẻ những cách làm muối ngâm chân thảo dược tuyệt vời nhất để các bạn lựa chọn, áp dụng và trải nghiệm.
Padmacare rất vui lòng nhận được và giải đáp mọi câu hỏi của bạn về công thức, cách làm và các bước ngâm chân với gừng. Hãy để lại câu hỏi bằng cách Comment phía dưới bài viết, hoặc gửi email về địa chỉ padmacare.com@gmail.com. Padmacare sẽ sớm phát hành cuốn sách với rất nhiều nội dung khoa học về công dụng, cách dùng và các công thức làm muối ngâm chân thảo dược tại nhà.
Các bạn cũng có thể xem các video hướng dẫn cách làm muối ngâm chân thảo dược từ kênh Youtube: http://youtube.padmacre. Để tham khảo rất nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tự nhiên tại nhà, bạn hãy truy cập vào Fanpage của Padmacare Natural Beauty. Đăng ký kênh hoặc like page để nhận được thông báo các nội dung mới về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp từ thiên nhiên bạn nhé!