MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 9 THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI CÓ TRONG NƯỚC RỬA TAY MÀ BẠN NÊN TRÁNH.
- MẸO ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN AN TOÀN CHO CẢ GIA ĐÌNH.
- GIỚI THIỆU NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN TEA TREE CHAMOMILE
- CÁCH LÀM NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN TEA TREE CHAMOMILE
- 3 BƯỚC ĐỂ ĐÔI BÀN TAY LUÔN SẠCH ĐẸP MỖI NGÀY
- NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VÀ SỬ DỤNG NƯỚC RỬA TAY HỮU CƠ
9 THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI CÓ TRONG NƯỚC RỬA TAY MÀ BẠN NÊN TRÁNH.
Nước rửa tay sát khuẩn là một trong những sản phẩm làm sạch được sử dụng nhiều nhất trong các hộ gia đình, cơ quan và trường học. Việc rửa tay đúng cách và thường xuyên giúp giữ gìn vệ sinh cho bạn và cho cả những người xung quanh. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, vai trò của việc rửa tay càng được đề cao. Rửa tay lúc vệ sinh cá nhân, rửa tay sau khi làm việc, rửa tay trước và sau khi ăn uống…. Trong một ngày, bình quân mỗi người rửa tay tới 10 lần, tất cả các tình huống rửa tay đều cần thiết. Nhu cầu sử dụng các loại nước rửa tay sát khuẩn tăng cao đột biến. Trên các kệ hàng ở siêu thị, cửa hàng tạp hóa tràn ngập các loại nước rửa tay sát khuẩn với đủ loại hương thơm và màu sắc hấp dẫn. Hầu hết mọi người đều được khuyên rằng phải rửa tay bằng xà phòng-nước rửa tay sát khuẩn, để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ.
Trớ trêu thay, để có đôi tay sạch sẽ chúng ta phải đánh đổi với việc để bàn tay mình tiếp xúc với các hóa chất độc hại có trong nước rửa tay sát khuẩn. Hầu hết các loại nước rửa tay sát khuẩn đang bán trên thị trường hiện nay đều chứa các hóa chất độc hại với da tay và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe trong dài hạn. Các hóa chất độc hại trong nước rửa tay sát khuẩn có thể đóng vai trò là chất tạo hương thơm, chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm dày(đặc), chất tạo bọt hoặc thậm chí là tạp chất trong quá trình sản xuất ra chúng. Padmacare chia sẻ với bạn thông tin về 9 thành phần độc hại thường có trong các loại nước rửa tay sát khuẩn mà bạn cần tránh.
Thứ nhất, Parabens- chất gây rối loạn nội tiết tố và ung thư vú ở phụ nữ. Nó có khả năng bắt chước hormone estrogen trong cơ thể, làm mất cân bằng nội tiết tố, thậm chí có thể gây ung thư vú. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, trong các khối u ung thư vú đều có chứa parabens, đặc biệt là methylparaben. Parabens là chất diệt khuẩn, dùng để bảo quản các sản phẩm có thành phần nước( aqua/water). Hầu hết các loại nước rửa tay sát khuẩn đang bán trên thị trường đều có chứa parabens. Nó thường được ẩn mình trong các thành phần có tên như methylparaben, proplyparaben, isopropylparaben và isobutylparaben.
Thứ hai, hương thơm nhân tạo-Parfum, chất gây ngộ độc thần kinh và ung thư phổi. Nước rửa tay sát khuẩn hương bạc hà, nước rửa tay sát khuẩn hương dâu tây, nước rửa tay sát khuẩn hương thơm đặc biệt…. là những mùi hương mà nhà sản xuất tìm cách tạo ra để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, các mùi hương này đều không có nguồn gốc tự nhiên như các nhà sản xuất quảng cáo, mà chúng được tổng hợp từ dầu mỏ. Các hợp chất thơm này thường được ẩn dưới tên gọi là “Fragrance” hoặc “Parfum”. Thực tế, fragrance hay parfum bao gồm hàng trăm thành phần hóa học tổng hợp khác nhau. Các thành phần này có thể gây đau đầu, ngộc độc thần kinh, rối loại nội tiết tố, gây kích ứng ngoài da. Nếu tiếp xúc thường xuyên và lâu dài với các hợp chất thơm này, nguy cơ ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp là rất cao.
Thứ ba, SLS-Sodium Lauryl Sulfate và SLES-Sodium Laureth Sulfate, gây kích ứng da và chứa hợp chất gây ung thư. SLS và SLES là các chất tẩy rửa tổng hợp được sử dụng trong tất cả các các sản phẩm chăm sóc cá nhân và làm sạch, bao gồm sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng, nước rửa bát, nước giặt, nước lau sàn, …..Do khả năng tẩy rửa mạnh mẽ, nó gây kích ứng da và gây dị ứng với nhiều người. Ngoài ra, quá trình sulphat hóa để sản xuất SLS và SLES làm phát sinh sản phẩm phụ là nitrosamine. Chất này đã được biết đến với khả năng gây ung thư ở người. Nitrosamine có thể không được liệt kê trên nhãn sản phẩm do chúng là tạp chất, nhưng trên thực tế, nó thường có lẫn trong SLS và SLES và đi vào những sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh cá nhân mà gia đình bạn sử dụng hàng ngày.
Thứ tư, Phthalates-chất gây rối loạn nội tiết tố và di tật bẩm sinh. Phthalate là sử dụng trong công nghiệp nhựa, có tác dụng làm cho nhựa dẻo hơn. Nó cũng được sử dụng trong mỹ phẩm để tạo tính linh hoạt cho sản phẩm và giúp duy trì hương thơm dài lâu. Những loại nước rửa tay sát khuẩn sử dụng phthallates giúp mùi hương của nó lưu lại trên bàn tay của bạn nhiều giờ sau khi rửa. Hầu hết các sản phẩm có hương thơm nhân tạo đều sử dụng phthalates, như nước rửa tay sát khuẩn, dầu gội, sữa tắm, nước giặt, và các sản phẩm khác như keo xịt tóc và sơn móng tay. Trong các sản phẩm này, phthalates thường ẩn mình trong các hợp chất có tên như Dibutyl Phthalate, DHP, DBP5, DEHP. Phthalates là chất gây rối loạn nội tiết tố, làm giảm khả năng sinh sản và gây ra dị tật bẩm sinh. Hít phải phthalates, bạn có nguy cơ bị bệnh hen suyễn và ngộ độc thần kinh. Trẻ nhỏ nếu tiếp xúc lâu dài với phthalates có thể bị suy gan và bệnh đường hô hấp.
Thứ năm, Polyetylen Glycol (PEG) gây rối loạn hô hấp, kích ứng da và ung thư. Nó là một chất làm đặc, giúp sản phẩm có kết cấu dạng gel hoặc kem. Vì vậy, PEG được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm như sữa tắm, nước rửa tay sát khuẩn, nước rửa bát, kem đánh răng, dầu gội đầu, kem dưỡng da, kem chống nắng. Nó là một nhóm các hợp chất hóa học, thường có lẫn ethylene oxide và 1,4-Dioxane, dễ dàng thẩm thấu qua da, và là tác nhân gây ung thư đã được biết đến. Nếu bạn thấy trên nhãn nước rửa tay sát khuẩn và các sản phẩm khác mà gia đình bạn đang sử dụng có ghi thành phần bao gồm Polyetylen glycol (PEGs), polyethylene glycol(PG) và/hoặc butylene glycol (BG) thì bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng những sản phẩm này.
Thứ sáu, Fomanđehit-chất độc thần kinh và gây ung thư. Nó được sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm do có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Fomanđehit được tìm thấy trong sữa tắm, nước rửa tay sát khuẩn, dầu gội, gel dưỡng tóc và kem dưỡng da. Tiếp xúc với formaldehyde qua da hoặc hít bằng thở có thể dẫn đến hen suyễn, ngộ độc thần kinh và ung thư phổi. Formandehit được ẩn mình trong các chất tẩy rửa và mỹ phẩm dưới hình thức là chất bảo quản, và thường được ghi trên nhãn là Bronopol, quaternium-15, DMDM hydantoin, diazolidinyl urea và imidazolidinyl urea. Liên minh châu Âu đã cấm những sản phẩm có chứa formaldehit. Ở Mỹ, các hệ thống siêu thị như Whole Foods, CVS và Target cũng đã loại bỏ các sản phẩm tương tự ra khỏi các kệ hàng của họ. Nhưng ở Việt nam, những lọ nước rửa tay sát khuẩn, sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát vẫn có thành phần độc hại này.
Thứ bảy, DEA (diethanolamine), MEA (Monoethanolamine), và TEA (triethanolamine)-các hợp chất gây ngộ độc đường hô hấp và ung thư ở người. Những thành phần độc hại này đều thuộc họ Ethanolamines. Nhóm thành phần này bao gồm chất hoạt động bề mặt và chất điều chỉnh độ pH. Vì vậy, chúng được sử dụng trong các sản phẩm như nước rửa tay sát khuẩn, dầu gội, sữa tắm. Cả diethanolamine, monoethanolamine và triethanolamine đều có thể gây kích ứng da, ngộ độc đường hô hấp, suy gan và ung thư tuyến giáp. Các chất này đã bị cấm ở nhiều quốc gia châu Âu, tuy nhiên, nó vẫn đang xuất hiện trên nhiều sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân ở Việt nam. Bạn dễ dàng tìm thấy các thành phần độc hại này bằng cách kiểm tra nhãn sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn, sữa tắm, dầu gội mà gia đình bạn đang sử dụng. Nếu phát hiện bất kỳ sản phẩm nào mà trong thành phần có chứa DEA, MEA và/hoặc TEA, bạn nên loại bỏ hoặc hạn chế sử dụng chúng.
Thứ tám, Triclosan-ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến giáp, gây rối loạn nội tiết tố và thúc đẩy sự hình thành khối u. Là một chất kháng khuẩn phổ rộng, nó được dùng làm chất bảo quản, chất khử mùi hoặc chất chống mồ hôi trong các sản phẩm làm sạch và mỹ phẩm. Không khó để tìm thấy một sản phẩm có chứa triclosan, bởi nó thường được sử dụng trong các sản phẩm như nước rửa tay sát khuẩn, sữa tắm, dầu gội đầu, kem đánh răng, kem dưỡng da, sản phẩm khử mùi…. Hiện tại, Hoa kỳ và các quốc gia châu Âu đã cấm sử dụng triclosan trong xà phòng, nhưng nó vẫn có mặt trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân ở Việt nam. Triclosan dễ dàng được da hấp thụ, tuy nhiên, cơ thể không có khả năng đào thải chúng ra ngoài. Khi vào cơ thể, triclosan có thể phân hủy thành dioxin-một chất hóa học cực độc, có thể phá vỡ chức năng tuyến giáp, làm suy giảm miễn dịch và tiềm ẩn gây ra căn bệnh ung thư quái ác. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra nhãn các sản phẩm sữa tắm, dầu gội, nước rửa tay sát khuẩn mà gia đình bạn đang sử dụng. Nếu thấy có thành phần triclosan thì bạn nên loại bỏ những sản phẩm này ngay lập tức.
Thứ chín, Cocamidopropyl betaine-chất gây kích ứng da, viêm da tiếp xúc. Đây là một chất tẩy rửa tổng hợp và chất hoạt động bề mặt được sử dụng để tăng hoạt động tạo bọt của các sản phẩm tẩy rửa. Nó cũng giúp điều chỉnh độ nhớt của chất lỏng. Cocamidopropyl betaine được tìm thấy trong một số sản phẩm vệ sinh cá nhân bao gồm nước rửa tay sát khuẩn, sữa tắm, dầu gội đầu, nước rửa bát. Những lo ngại về sức khỏe xung quanh cocamidopropyl betaine bao gồm gây dị ứng da, viêm da tiếp xúc và độc tính với môi trường. Số người bị mẫn cảm với thành phần này không ngừng tăng cao, vì vậy, năm 2004, Hiệp hội Viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ( American Contact Dermatitis Society) xếp Cocamidopropyl betaine vào danh sách các chất gây dị ứng. Chất này được hiển thị trên nhãn sản phẩm dưới các tên gọi như CADG, Cocamidopropyl betaine, Cocamidopropyl dimethyl glycine, Cocoamphocarboxypropionate, Cocoamphodiproprionate hoặc Disodium cocoamphodipropionate.
MẸO ĐỂ CÓ ĐƯỢC NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN AN TOÀN CHO CẢ GIA ĐÌNH.
- Luôn đọc kỹ thông tin về thành phần ghi trên nhãn sản phẩm. Các thành phần có nguồn gốc từ tổng hợp hóa học thường có tên rất khó phát âm. Sản phẩm càng có nhiều thành phần, thì nguy cơ chứa hóa chất độc hại càng cao. Nếu không nhớ rõ tên từng thành phần độc hại, bạn hãy nhờ sự hỗ trợ của Google. Kiểm tra ngay thông tin bất kỳ thành phần nào có trong nước rửa tay sát khuẩn mà bạn nghi ngờ. Bằng cách này, bạn đã bỏ qua sự cám dỗ của yếu tố giá cả hay những hình ảnh, những lời quảng cáo sản phẩm từ nhà sản xuất. Bạn hãy nhìn sâu vào bản chất sản phẩm và loại bỏ những sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn độc hại. Đây là bước khởi đầu quan trọng để bạn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
- Lựa chọn những sản phẩm hữu cơ-Organic được chứng nhận, hoặc những sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn có chứa thành phần thiên nhiên từ những nhà sản xuất có uy tín. Tổ chức chứng nhận hữu cơ thường rất nghiêm ngặt khi cấp chứng nhận cho những sản phẩm đủ điều kiện. Tất nhiên, có những sản phẩm “nhái hữu cơ” mà bạn có thể nhầm lẫn. Vì vậy, hãy lựa chọn nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ từ những nhà sản xuất có uy tín.
- Chi phí để được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ đôi khi vượt quá khả năng chi trả của những nhà sản xuất nước rửa tay sát khuẩn nguồn gốc tự nhiên, nhưng có quy mô nhỏ lẻ. Những thành phần tự nhiên như coconut oil-dầu dừa, olive oil-dầu oliu, lemongrass essential oil- tinh dầu sả…. mà bạn thấy rất quen thuộc và dễ dàng đọc tên. Đây là những sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn mà bạn có thể tin tưởng và lựa chọn. Không giống như sản phẩm hữu cơ được chứng nhận bởi một tổ chức độc lập, sản phẩm dán nhãn tự nhiên hoàn toàn do nhà sản xuất tự tuyên bố và in lên sản phẩm của mình. Vì vậy, một lần nữa, bạn nên tìm hiểu uy tín của nhà sản xuất nước rửa tay sát khuẩn tự nhiên để tránh mua phải nước rửa tay sát khuẩn dán nhãn tự nhiên, nhưng thành phần lại toàn những hóa chất độc hại.( Để tìm hiểu thêm các loại xà phòng rửa tay thiên nhiên, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
- Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm không màu, không mùi hoặc có mùi thơm của tinh dầu quen thuộc với bạn. Để tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn tạo cho sản phẩm màu sắc và hương thơm hấp dẫn, các nhà sản xuất nước rửa tay sát khuẩn công nghiệp thường sử dụng các chất tạo màu, tạo mùi tổng hợp. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những loại nước rửa tay sát khuẩn không màu, không mùi. Nếu bạn là người yêu thích hương thơm, và hiểu biết về tinh dầu, thì bạn nên tìm kiếm những sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn có mùi hương quen thuộc của một loại tinh dầu nào đó mà bạn yêu thích. Đây thường là những loại nước rửa tay sát khuẩn có dãn nhãn hữu cơ hoặc nước rửa tay sát khuẩn thiên nhiên từ những nhà sản xuất có uy tín.( Để tìm hiểu thêm về tính chất và cách nhận biết 55 loại tinh dầu thiên nhiên, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
- Xà phòng rửa tay handmade được làm bằng cách cho kiềm phản ứng với dầu thực vật, bơ hoặc mỡ động vật. Kết quả của phản ứng là muối Natri của các axit béo-gọi là xà phòng, và glyceryl thực vật. Ngoài ra, các thợ làm xà phòng thủ công luôn để lại từ 5%-10% dầu, mỡ hoặc bơ tồn tại trong xà phòng. Các muối natri của axit béo có khả năng tẩy rửa, làm sạch mồ hôi, bụi bẩn và vi khuổn cực kỳ hiệu quả, mà không gây hại cho da. Trong khi đó, cả glyceryl và chất béo vừa có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm, vừa nuôi dưỡng da tay. Những thợ làm xà phòng thủ công uy tín sẽ không sử dụng bất kỳ thành phần hóa chất độc hại nào trong sản phẩm xà phòng handmade của họ. Bạn có thể lựa chọn xà phòng handmade không mùi dùng để rửa tay, hoặc lựa chọn những bánh xà phòng có hương thơm là các loại tinh dầu thiên nhiên mà các bạn yêu thích. Đặc biệt, rất nhiều sản phẩm xà phòng handmade có chứa các thành phần thiên nhiên khác cực kỳ bổ dưỡng cho da tay như mật ong, sữa dê, bột yến mạch, chiết xuất thảo dược. Sẽ hơi đắt tiền một chút khi sử dụng xà phòng handmade để thay thế các loại nước rửa tay sát khuẩn có chứa hóa chất độc hại. Nhưng những lợi ích sức khỏe và sự thân thiện của xà phòng handmade xứng đáng để bản đầu tư.( Để tìm hiểu thêm các loại xà phòng handmade, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
- Tự làm nước rửa tay sát khuẩn tại nhà. Để làm được điều này, bạn cần đầu tư một chút thời gian, tham gia một vài khóa học về cách làm xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn. Bằng cách làm xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn từ đầu với các nguyên liệu 100% tự nhiên mà bạn biết rõ, chắc chắn sản phẩm mà bạn làm ra sẽ chỉ chứa những thành phần mà bạn mong muốn. Padmacare sẽ đồng hành với bạn bằng cách chia sẻ nhiều công thức và cách tự làm xà phòng, nước rửa tay sát khuẩn tại nhà. Tất cả đều tự nhiên, an toàn và hiệu quả!( Để tìm hiểu thêm các cách tự làm nước rửa tay sát khuẩn tại nhà, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
GIỚI THIỆU NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN TEA TREE CHAMOMILE
Nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile là sự kết hợp hoàn hảo của xà phòng Castile, dầu hạt nho, chiết xuất hoa cúc La Mã, tinh dầu tràm trà, tinh dầu hương thảo và tinh dầu chanh. Nó có tác dụng rửa sạch triệt để mồ hôi, bụi bẩn và vi khuẩn trên tay. Đồng thời giúp nuôi dưỡng, dưỡng ẩm và khóa ẩm cho da tay của bạn. Khả năng sát khuẩn của nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile đến từ các loại tinh dầu 100% tự nhiên. Đặc biệt, nước rửa tay sát khuẩn này không chứa bất kỳ thành phần hóa chất độc hại nào, vì vậy, nó tuyệt đối an toàn với cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
Xà phòng Castile lỏng hữu cơ được làm 100% từ dầu oliu và dầu dừa hữu cơ, nguyên chất. Đây là loại xà phòng tinh khiết nhất, an toàn nhất. Bởi nó không chứa bất kỳ thành phần hóa học độc hại nào. Bạn có thể mua xà phòng Castile lỏng của Tiến sĩ Bronner( Website: https://shop.drbronner.com/ ) hoặc tự làm xà phòng Castile theo hướng dẫn trong Cách làm xà phòng Castile lỏng hữu cơ( BẤM VÀO ĐÂY để xem chi tiết công thức và quy trình).
Xà phòng Castile hữu cơ nguyên chất-Pure Castile Liqiud soap là loại xà phòng được ưa chuộng nhất ở Mỹ và châu Âu, nó được làm ra ở dạng cơ bản không màu, không mùi, không chất bảo quản. Có tới 18 ứng dụng trong gia đình từ loại xà phòng này, bao gồm dùng làm sữa tắm, sữa rửa mặt, kem đánh răng, dầu gội đầu, nước rửa tay sát khuẩn, nước rửa bát, nước lau sàn, nước giặt…..Xà phòng Castile lỏng hữu cơ có khả năng làm sạch cực kỳ hiệu quả nhưng lại rất dịu nhẹ với da. Vì vậy, nó không làm khô hay kích ứng da tay của bạn. Trong xà phòng Castile hữu cơ vẫn còn một lượng lớn Glycery thực vật-là kết quả của quá trình phản ứng xà phòng hóa. Lượng glyceryl này giúp dưỡng ẩm sâu cho da tay, ngăn ngừa tình trạng da tay khô và thô ráp. Cũng như những nhà sản xuất xà phòng Castile cao cấp khác, Padmacare luôn để lại một lượng đáng kể dầu dừa và dầu oliu trong sản phẩm cuối cùng. Các loại dầu này vừa giúp nuôi dưỡng, vừa giúp làm mềm và khóa ẩm da tay.
Dầu hạt nho chứa nhiều axit béo không bão hòa đa, chủ yếu là axit béo omega-6. Nó là một nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, thậm chí nhiều hơn dầu ô liu. Những lợi ích làm đẹp của dầu hạt nho là do có chứa hàm lượng cao vitamin E và axit béo omega-6. Các gốc tự do và các yếu tố môi trường như nắng, gió, bụi mịn từ không khí bị ô nhiễm làm tăng các dấu hiệu lão hóa và gây khô da, sạm màu. Vitamin E giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa, giữ cho da luôn được tươi trẻ, săn chắc và trắng sáng. Axit béo omega-6 rất cần thiết cho hoạt động của hàng rào bảo vệ da. Omega-6 chính trong dầu hạt nho là axit linolenic, axit béo này nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, giúp giảm viêm nấm ở lớp giữa và lớp ngoài của da. Nếu da bị thiếu axit linoleic, dầu bã nhờn sẽ trở nên đặc và bết dính, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Dầu hạt nho cung cấp lượng axit linoleic cần thiết để giải phóng bã nhờn, tế bào chết và bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông. Lỗ chân lông được thông thoáng, bề mặt da trông sẽ mịn màng hơn, và nguy cơ bùng phát mụn trứng cá được loại bỏ. Không chỉ vậy, nhờ hàm lượng vitamin E và khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo phục hồi mô da, ngăn ngừa hình thành sẹo và vết thâm trên da do mụn trứng cá gây ra.
Hoa cúc La Mã- chamomile được sử dụng để làm trà từ hàng ngàn năm qua ở khắp các quốc gia như Ấn Độ, Hy Lạp, Italia, Đức, Anh…bởi những lợi ích tốt đẹp của nó đối với sức khỏe đã được lịch sử chứng minh. Trà hoa cúc có tác dụng an thần, xoa dịu thần kinh, giúp mang lại giấc ngủ ngon và sâu. Không chỉ tốt khi sử dụng bên trong bằng đường uống, cúc La Mã còn rất tốt với da khi sử dụng bên ngoài. Hầu hết các sản phẩm chăm sóc da cao cấp có công thức giúp làm dịu và chữa lành các tình trạng kích ứng, viêm ngứa da đều có thành phần chiết xuất hoa cúc La Mã. Cúc La Mã có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp làm dịu da, giảm đỏ và thâm nám. Nó cũng có khả năng làm giảm những bệnh ngoài da gây ngứa ngáy, khó chịu như eczema, bệnh vẩy nến và bệnh hồng ban. Các chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường sức khỏe của làn da để làm sáng da từ bên trong và làm mờ các đốm đen và quầng thâm dưới mắt. Hoạt chất polyphenol và phytochemical trong hoa cúc được biết đến để tăng tốc độ tái tạo tế bào, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, nếp nhăn và sẹo. Các polyphenol này cũng chống lại các gốc tự do có hại, bảo vệ làn da của chúng ta khỏi tác hại của môi trường và làm chậm các dấu hiệu lão hóa.
Các thổ dân Úc đã sử dụng tràm trà bằng cách vò nát lá và hít tinh dầu để điều trị ho và cảm lạnh từ hàng nghìn năm trước. Họ cũng dã nát lá và đắp lên vết thương để chống viêm nhiễm và thúc đẩy chữa lành. Ngoài ra, lá tràm trà còn được ngâm để thu lấy dung dịch dùng chữa viêm họng hoặc các bệnh ngoài da. Tinh dầu chiết xuất từ lá tràm trà được công nhận là phương thuốc thay thế sử dụng để điều trị bệnh được công nhận ở Úc từ 100 năm trước. Ngày nay, tinh dầu tràm trà đã được biết đến và sử dụng trên toàn thế giới, nó được dùng để làm dầu bôi ngoài da, dầu massage, sử dụng trong nến thơm handmade, xà phòng handmade, các chất khử mùi, dầu gội đầu hữu cơ… Việc sử dụng tinh dầu tràm trà giúp thay thế được nhiều loại thuốc chứa corticoid nguy hại sử dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da. Đồng thời, trong các công thức nước rửa tay sát khuẩn 100% tự nhiên, tinh dầu tràm trà hoàn toàn thay thế được các hóa chất độc hại như triclosan.
Tinh dầu hương thảo có tác dụng thông ruột, lợi mật và lợi tiểu. Ở châu Âu người ta cũng dùng lá hương thảo làm thuốc xoa trị thấp khớp và đau nửa đầu. Nước hãm lá hương thảo dùng rửa các vết thương nhiễm trùng lâu khỏi. Uống nước hãm lá hương thảo cũng có tác dụng lợi tiểu và gây tiết mật, tăng cường thanh lọc giải độc cơ thể. Chiết xuất hương thảo được sử dụng như một chất bảo quản 100% tự nhiên, giúp tăng thời hạn sử dụng và độ bền nhiệt của các loại dầu dễ bị ôi thiu như dầu hướng dương, dầu hạt óc chó. Tinh dầu hương thảo được sử dụng với mục đích làm nước hoa thơm cơ thể hoặc để xông hương thơm vào phòng. Nó cũng được sử dụng trong nến thơm handmade, sản phẩm trị muỗi thiên nhiên, xà phòng handmade, dầu gội hữu cơ và các sản phẩm khử mùi khác.
Tinh dầu chanh được biết đến với khả năng kháng khuẩn, chống nấm, sát trùng và làm giảm viêm nhiễm Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tinh dầu chanh được dùng để điều trị cảm lạnh, nấm candida, nhiễm khuẩn đường ruột, viêm đường hô hấp và viêm họng. Nó còn được dùng để hỗ trợ sức khỏe của gan và điều trị bệnh sỏi mật. Tinh dầu chanh có tác dụng thanh lọc cơ thể, kích thích thoát bạch huyết, tái tạo năng lượng, giải độc da và xua đuổi côn trùng. Nó có hương thơm ngọt ngào, tươi mát và sắc nét, được sử dụng trong liệu pháp hương thơm, giúp nâng cao tinh thần và sự sảng khoái.. (Để tham tìm hiểu thềm về 55 loại tinh dầu khác, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
Sự kết hợp độc đáo của các thành phần hữu cơ tạo thành nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile. Sử dụng nước rửa tay sát khuẩn này, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về những thành phần độc hại đe dọa đến sức khỏe các thành viên trong gia đình mình. Bạn không chỉ có đôi bàn tay sạch sẽ và mềm mại, mà hương thơm tươi mát dễ chịu từ tinh dầu tràm trà, tinh dầu hương thảo và tinh dầu chanh sẽ mang lại cho bạn những phút giây thư giãn, thoải mái.(Để tham khảo thêm cách làm các loại nước rửa tay sát khuẩn khác, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
CÁCH LÀM NƯỚC RỬA TAY SÁT KHUẨN TEA TREE CHAMOMILE
Thông tin làm nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile
- Thành phẩm: 450 ml nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ
- Thời gian chuẩn bị: 15 phút
- Thời gian nấu xà phòng: 20 phút
- Độ khó: Trung bình-Khó
- Tác giả: Padmacare
Dụng cụ cần có để làm nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile
- Cân điện tử mini dùng cho nhà bếp
- Bát thủy tinh
- Thìa inox
- Pipet đong tinh dầu
- Phễu rót
- Bình đựng nước rửa tay sát khuẩn có vòi xịt loại 450 ml
Thành phần làm nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile
- Xà phòng Castile lỏng hữu cơ: 130 ml
- Chiết xuất hoa cúc Chamomile trong dầu hạt nho hữu cơ: 20 gam
- Tinh dầu tràm trà, hữu cơ: 60 giọt
- Tinh dầu hương thảo, hữu cơ, nguyên chất: 30 giọt
- Tinh dầu chanh hữu cơ: 30 giọt
- Nước cất 2 lần: 300 ml
Quy trình làm nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile:
Bước 1: Chiết xuất hoa cúc La Mã trong dầu hạt trái nho:
Cách 1: Làm dịch truyền dầu thảo dược bằng phương pháp nóng:
- Cho 100 gam dầu hạt trái nho vào nồi cách thủy, sau đó cho 30 gam hoa cúc chamomile khô trộn đều rồi đun cách thủy trong thời gian khoảng 2 tiếng sao cho duy trì nhiệt độ của dầu khoảng 90o
- Khi tinh chất hoa chamomile ngấm hết vào dầu, tắt nguồn nhiệt, để dầu nguội, rồi lọc dầu qua một tấm vải lon trắng sạch. Cho dầu đã lọc vào 1 lọ thủy tinh đã được khử trùng và có nắp đậy kín. Cắt 1 viên vitamin E cho vào dịch truyền dầu, khuấy đều và đóng chặt nắp thủy tinh.
Cách 2: Làm dịch truyền dầu thảo dược bằng phương pháp nguội:
- Cho 30 gam hoa chamomile vào lọ thủy tinh sạch, có nắp đậy kín. Đổ 100 gam dầu hạt trái nho phủ lên trên thảo dược. Cắt 1 viên vitamin E cho vào dầu và trộn kỹ.
- Đậy kín nắp lọ thủy tinh và để nơi có ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian 6- 8 tuần, thi thoảng lắc đảo dầu và thảo dược trong lọ.
- Khi tinh chất của hoa chamomile ngấm hết vào dầu, lọc dầu qua một tấm vải lon trắng sạch. Cho dầu đã lọc vào 1 lọ thủy tinh đã được khử trùng và có nắp đậy kín.
Bước 2: Trộn dầu hạt trái nho, tinh dầu tràm trà, tinh dầu hương thảo và tinh dầu chanh
- Cân đủ số lượng chiết xuất hoa cúc Chamomile trong dầu hạt trái nho, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh và tinh dầu tràm trà rồi cho vào lọ đựng nước rửa tay.
- Dùng tay lắc nhẹ bình vài lần để các thành phần trộn lẫn vào nhau
Bước 3: Trộn nước cất và xà phòng Castile
- Cân đủ khối lượng nước cất và xà phòng Castile như công thức, rồi cho tất cả vào hỗn hợp trong bình đựng nước rửa tay thu được ở Bước 2
- Tiếp tục dùng tay lắc nhẹ bình để các thành trộn kỹ vào nhau, nhưng không để tạo thành quá nhiều bọt.
- Cuối cùng, vặn chặt nắp bình đựng nước rửa tay.
Bước 4: Test sản phẩm
- Test sản phẩm giúp bạn đánh giá chất lượng nước rửa tay sát khuẩn, và cũng là cách để bạn tận hưởng thành quả mà mình vừa làm ra. Có nhiều người dị ứng với một số loại hạt, nghĩa là họ dị ứng với cả những thành phần 100% tự nhiên có nguồn gốc từ các loại hạt như bơ hạt mỡ, bơ hạt xoài, dầu hạt mắc ca, dầu hạnh nhân ngọt hoặc với một số loại tinh dầu… Hãy loại bỏ những sản phẩm gây ra bất kỳ tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, phát ban nào trên da của bạn.
- Ấn nhẹ vòi xịt để lấy một ít nước rửa tay sát khuẩn rồi thoa lên mặt trong cổ tay trái. Để nước rửa tay sát khuẩn trên da khoảng 2-3 phút, sau đó rửa tay bằng nước sạch. Da mặt trong cổ tay rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, bạn sẽ dễ dàng đánh giá được mức độ làm sạch cũng như sự an toàn của nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile.
3 BƯỚC ĐỂ ĐÔI BÀN TAY LUÔN SẠCH ĐẸP MỖI NGÀY
Bước 1: Rửa tay đúng cách với nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile
Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau. Tiếp theo, dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. Sau đó, dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Tiếp tục dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại. Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Cuối cùng, xả nước cho tay sạch hết nước rửa tay sát khuẩn và lau khô tay bằng khăn cotton mềm.
Bước 2: Tẩy tế bào chết cho da tay.

Sự tích tụ của tế bào chết gây ra tình trạng da tay thô ráp, xỉn màu và bị khô. Vì vậy, bạn cần phải tẩy tế bào chết thường xuyên. Tẩy tế bào chết là cách loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn và các tế bào da chết ra khỏi bề mặt da tay một cách hiệu quả nhất. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình chăm sóc da tay toàn diện, nhằm đảm bảo cho bạn có được đôi tay mềm mại, mịn màng và tươi trẻ.
Bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết được làm từ các thành phần 100% tự nhiên. Những sản phẩm này vừa giúp bạn tẩy tế bào chết một cách nhẹ nhàng mà cực kỳ hiệu quả. Tẩy tế bào chết cho da tay cần được thực hiện hàng tuần, mỗi tuần từ 2-3 lần.( Để tìm hiểu thêm về cách làm và sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết 100% tự nhiên tại nhà, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
Bước 3: Dưỡng ẩm cho da tay.

Làm sạch tay bằng nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ và tẩy tế bào chết vừa có tác dụng loại bỏ triệt để mồ hôi, bụi bẩn và da chết trên da tay. Cuối mỗi ngày làm việc, sau khi vừa rửa tay xong, bạn nên sử dụng kem dưỡng da tay. Kem dưỡng da tay sẽ có tác dụng khóa ẩm bề mặt da, giúp da duy trì độ ẩm, nuôi dưỡng và bảo về lớp da mới sau khi được làm sạch và loại bỏ lớp da chết ngoài cùng.
Sử dụng kem dưỡng da tay 100% thiên nhiên khác để thoa lên khắp bề mặt da tay để dưỡng ẩm.( Để tìm hiểu về cách tự làm các loại kem dưỡng da 100% tự nhiên, bạn hãy BẤM VÀO ĐÂY)
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM VÀ SỬ DỤNG NƯỚC RỬA TAY HỮU CƠ
- Do không chứa các chất bảo quản, vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile trong vòng 3-5 tháng. Nếu bạn nhận thấy nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ của mình bắt đầu có mùi như mùi bút chì hoặc có màu và mùi khác lạ, bạn nên vứt bỏ bình nước rửa tay sát khuẩn này đi và bắt đầu làm bình nước rửa tay sát khuẩn mới để sử dụng.
- Các loại dầu thực vật, mật ong cần phải lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, 100% nguyên chất và hữu cơ. Tránh sử dụng những sản phẩm kém chất lượng và/ hoặc có pha tạp chất, vì những thành phần này có thể gây kích ứng, thậm chí nhiễm độc cho da.
- Nếu không tự làm được xà phòng Castile lỏng, bạn hãy tìm mua từ nhà cung cấp uy tín mà bạn biết rõ. Chỉ nên sử dụng xà phòng Castile lỏng không màu, không mùi. Hoặc loại có hương thơm từ các loại tinh dầu thiên nhiên quen thuộc với bạn.
- Để tạo hương thơm cho nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ tự làm, bạn nên sử dụng các loại tinh dầu thiên nhiên, từ những nhà cung cấp có uy tín. Không sử dụng các loại tinh dầu giá rẻ kém chất lượng, các loại hương thơm tổng hợp khi làm kem dưỡng da tay.
Nước rửa tay sát khuẩn Tea tree Chamomile là lựa chọn tốt nhất để bạn giữ gìn đôi bàn tay của bản thân và những người thân yêu trong gia đình bạn luôn sạch đẹp. Nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ này cũng tuyệt đối an toàn với trẻ em và phụ nữ mang thai. Bạn có thể mua nước rửa tay sát khuẩn này từ nhà cung cấp uy tín, hoặc tự làm nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ tại nhà theo hướng dẫn trên. Bằng cách thay đổi một vài thành phần trong công thức là bạn đã tạo ra một loại nước rửa tay sát khuẩn mới với những lợi ích tuyệt vời cho làn da của bạn.
Padmacare vui lòng nhận được và giải đáp mọi câu hỏi của bạn về công thức, cách làm và sử dụng nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ. Hãy để lại câu hỏi bằng cách Comment phía dưới bài viết, hoặc gửi email về địa chỉ padmacare.com@gmail.com. Các bạn cũng có thể xem các video hướng dẫn cách làm nước rửa tay sát khuẩn hữu cơ tại nhà từ kênh Youtube: http://youtube.padmacre. Để tham khảo rất nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tự nhiên tại nhà, bạn hãy truy cập vào Fanpage của Padmacare Natural Beauty. Đăng ký kênh hoặc like page để nhận được thông báo các nội dung mới về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp từ thiên nhiên bạn nhé!